Cách phỏng vấn để thu hút nhân sự chất lượng cho SMEs

Nếu công ty có tiếng trong ngành, office xịn sò, ứng viên phải đến sớm đợi 30’ để gặp người phỏng vấn, vượt qua vài vòng để được nhận việc thì không nói làm gì rồi.

Nhưng đa phần trường hợp sẽ rơi vào giống công ty mình: không phải mới thành lập nhưng cũng không lâu đời, văn phòng cũng tươm tất chứ không hoành tráng và phải đối mặt với sự khan hiếm nhân sự chất lượng trong ngành. 

Lâu dần mình nhận ra phải sử dụng một chút nghệ thuật để săn được người cho công ty. Vâng, săn người thực sự. Đâu ai muốn vớt vát lại những người cuối cùng từ những CV kém chất lượng. 

Chỉnh chu những phần râu ria

Trước tiên ứng viên đến phỏng vấn là một touch point quan trọng của ứng viên với công ty. Mọi thứ phải được tập trung để touch point đó ngon lành nhất. 

Văn phòng không phải cần hoành tráng nhưng phải sạch sẽ, tinh tươm, gọn gàng. Miếng chùi chân xiên xẹo, đồ đạc để lung tung, phòng họp lộn xộn… những thứ nhỏ nhỏ vậy đều có thể làm cho chỉnh chu.

Có một quy trình đơn giản đón tiếp ứng viên: Đón ứng viên, chào ứng viên, mời ngồi đợi, mời vào phòng họp, mời nước, giới thiệu ngắn công ty và giới thiệu người phỏng vấn. Tránh trường hợp ứng viên đến không ai đón – ai tiễn, nhân viên công ty thì ngơ ngác nhìn không biết phải làm gì.

Mặc đẹp. Trong năm những ngày mặc đẹp nhất là ngày đi gặp khách hàng và ngày phỏng vấn ứng viên. Mặc đẹp cho thấy mình đã sẵn sàng để gặp ứng viên, sẵn sàng cho buổi phỏng vấn. 

Rồi xong mấy cái râu ria, giờ tập trung vào chuyện chính: vào buổi phỏng vấn-không gian nơi chỉ có riêng bạn và ứng viên. Ở đây, mình tập trung vào vị trí senior vì nó khó hơn.

Mình lọc CV kỹ và chỉ pv những CV đã ok về chuyên môn rồi. Điều đó giúp cho buổi phỏng vấn kiểm tra chuyên môn thì ít mà tập trung vào đánh giá sự phù hợp về văn hoá công ty nhiều ơn. Đối với 1 vị trí senior, sự phù hợp về văn hoá và môi trường công ty mới là điều thách thức hơn.

Rồi xong lúc này là căn phòng có mình và ứng viên. 

Trước đây mình chọn vị trí ngồi đối diện ứng viên. Mình nhận ra cách ngồi này gia tăng áp lực và xa cách nữa (bàn họp của công ty mình hơi to, khoảng cách làm mình không quan sát ứng viên đủ tốt). Sau này, mình ngồi vuông góc với ứng viên. Vị trí này giúp 2 người xoay nghiêng nói chuyện với sẽ giảm bớt khoảng cách hơn. Khi mình bối rối mình sẽ thẳng người lại đảo mắt nhìn thẳng né tránh ánh mắt được. Khi bạn ngồi đối diện mà đảo mắt nhìn xung quanh rất dễ bị người ngồi đối diện phát hiện ra sự bối rối. 

Tạo ra comfort zone cho cả 2 bên

Bắt đầu bằng bầu không khí thoải mái như một câu đùa nhẹ, một lời khen cho ứng viên hoặc một điểm chung giữa 2 người. Đó là những điểm dính từ từ để dần thâm nhập sâu lột tả ứng viên hơn. 

Không bắt đầu bằng những câu đao to búa lớn như em hãy giới thiệu về bản thân abc… vì nó tạo khoảng cách ngay từ đầu, khiến ứng viên dựng nhiều rào chắn hơn. Người ta sẽ bộc lộ bản thân nhiều hơn khi họ cảm thấy thoải mái và an toàn.

Nghe câu chuyện của ứng viên

Quan điểm mà người ta nói ra miệng nó thể không hề đúng với hành xử thực sự của họ. Nếu hỏi về quan điểm của ứng viên ta chỉ nghe được những câu trả lời khuôn mẫu chung chung.

Nhưng nếu hỏi về câu chuyện của ứng viên, mỗi người sẽ có muôn phần muôn dạng câu chuyện khác nhau. 

Hãy để ứng viên kể chuyện, càng nhiều càng tốt: khó khăn lớn nhất và cách họ giải quyết, thành tựu lớn nhất ở công ty cũ, cách họ vươn lên trong công việc… Những câu chuyện về 1 người cho ta đánh giá chân thực nhất về người đó.

Làm cho ứng viên thích mình

Mình luôn cố gắng thế hiện cá tính và phong cách cá nhân rõ rệt trong buổi phỏng vấn. Mình mang ra ngoài càng nhiều giá trị và sức hút của bản thân càng tốt vì xác định rằng phải làm cho ứng viên thích mình hoặc ít nhất có ấn tượng khác biệt về mình.

SMEs mà, nếu khó thu hút ứng viên được ở những yếu tố khác thì phải thu hút người ta ở góc độ cảm tình cá nhân. Sự “thích” nó gây ảnh hưởng lớn lắm, một khi đã thích rồi những việc ở sau nó nhẹ nhàng hơn.

Tất nhiên mình cũng phải cảm tình với ứng viên. Việc có thích nhau hoặc có ấn tượng tốt về nhau phần nào thể hiện sự tương đồng về văn hoá của 2 bên. Nếu mình cảm thấy ứng viên này hợp với mình thì khả năng lớn là họ hoà hợp với văn hoá chung của công ty. 

Nhưng mà tất nhiên mình có phải hoa hậu thân thiện đâu mà gặp ai cũng khiến người ta thích mình được. Nếu có những ứng viên thật sự giỏi mà nói chuyện hoài thấy 2 bên không vào gu thì khả năng lớn là con người này khó hoà hợp với công ty. Mình đã tuyển vào những người như vậy và họ cũng nhanh chóng ra đi, để lại ít nhiều tổn thất vì không phù hợp văn hoá.

Bộ câu hỏi kiểm tra chuyên môn

Khi cần kiểm tra về năng lực, mình đã thủ sẵn những câu hỏi xịn về chuyên môn. Xịn không có nghĩa là khó mà là có biên độ trả lời rộng để nghe câu trả lời là đánh giá được chuyên môn & tư duy của ứng viên đến đâu. Một số câu mình hay dùng như:

Bộ câu hỏi kiểm tra văn hoá doanh nghiệp

Mình đặt yếu tố phù hợp về văn hoá cao hơn yếu tố về chuyên môn mà. Trước tiên, mình xác định những giá trị tiên quyết của tổ chức mà nhân viên đó phải phù hợp. Nó phải vừa phù hợp với văn hoá doanh nghiệp vừa phù hợp với văn hoá team mà ứng viên sắp vào ví dụ như văn hoá công ty là biết nỗ lực vươn lên nhưng còn cần thêm văn hoá phòng kế toán là trung thực, chính trực.

Mình thủ sẵn một vài câu hỏi xem cách trả lời của ứng viên có thể hiện giá trị mà mình mong muốn không.

Phỏng vấn bây giờ không còn giống phỏng vấn ngày xưa – một bên đặt câu hỏi và một bên trả lời nữa. Phỏng vấn để mình chọn lựa được ứng viên đồng thời đồng thời chốt được kèo nhân sự chất lượng và hoà hợp cho công ty. Đó là một bàn đàm phán và cả 2 bên đều phải nỗ lực.

Exit mobile version